Là một quốc gia đổi mới đang phát triển, Việt Nam có thể nâng cao vị thế của mình như là một quốc gia đứng đầu về sở hữu trí tuệ

Là một quốc gia đổi mới đang phát triển, Việt Nam có thể nâng cao vị thế của mình như là một quốc gia đứng đầu về sở hữu trí tuệ

Việt Nam hiện đang đảm nhiệm nhiệm kỳ ba năm trong Ban Chấp hành của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization, WHO), một cơ quan ra quyết định quan trọng định hướng hoạt động của WHO trong vấn đề y tế toàn cầu. Cùng với ba mươi ba quốc gia khác trong Ban Chấp hành, Việt Nam sẽ tham dự phiên họp lần thứ 144 của Ban Chấp hành vào tháng 1 năm 2019 để thảo luận về các chủ đề từ xóa bỏ bệnh bại liệt cho đến các tác động đến sức khỏe của biến đổi khí hậu.

Nhưng có lẽ chủ đề quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của Ban Chấp hành là Lộ trình Tiếp cận Thuốc do WHO đề xuất. Lộ trình này đặt ra các ưu tiên trong năm năm tiếp theo cho hoạt động của WHO về các loại thuốc trên khắp thế giới. Là thành viên Ban Chấp hành, Việt Nam sẽ giúp định hình cuộc thảo luận về cách WHO nên tiếp cận vấn đề này.

Rất tiếc, Lộ trình của WHO, do Tổng Thư ký của WHO đề xuất, có những vấn đề nghiêm trọng mà các Quốc gia Thành viên cần khắc phục. Ví dụ, Lộ trình đưa ra vai trò mở rộng của WHO trong việc tư vấn cho các quốc gia về sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như việc sử dụng “giấy phép bắt buộc” (đôi khi được gọi là “tính linh hoạt TRIPS”) cho phép sản xuất thuốc được cấp bằng sáng chế mà không cần có sự đồng ý của chủ sở hữu bằng sáng chế. Điều này là không cần thiết và sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sự đổi mới toàn cầu - khiến bệnh nhân khó tiếp cận với các loại thuốc hiện nay và làm suy yếu đầu tư vào các phương pháp điều trị và chữa bệnh mới trong tương lai.

Lộ trình của WHO phản ánh xu hướng tại WHO coi bằng sáng chế như là một rào cản đối với việc tiếp cận thuốc. Nhưng điều này không đúng: nghiên cứu không tìm thấy mối tương quan giữa sở hữu trí tuệ và quyền tiếp cận thuốc. Gần như tất cả các loại thuốc mà WHO cho là “thiết yếu” là không có bằng sáng chế nhưng vẫn nằm ngoài khả năng tiếp cận của hàng triệu người do các yếu tố khác, chẳng hạn như hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu và thiếu. Tăng cường sở hữu trí tuệ thực sự có thể tạo điều kiện cho việc tiếp cận, thông qua thúc đẩy những khám phá mới cũng như giúp các bệnh nhân cần thuốc tiếp cận những loại thuốc tân tiến dễ dàng hơn.  

WHO cũng không phù hợp để đưa ra các khuyến nghị này: họ thiếu chuyên môn để tư vấn cho các quốc gia về các những động kỹ thuật, kinh tế và thương mại phức tạp của bảo vệ sở hữu trí tuệ (Intellectual Property, IP). Nhiều quốc gia đã nêu lên quan ngại rằng WHO không nên sử dụng các nguồn lực hạn chế của mình để thực hiện các nhiệm vụ phân cực như vậy mà không có khả năng cải thiện vấn đề tiếp cận thuốc. 

Các thành viên Ban Chấp hành của WHO cần phải đẩy mạnh và nêu lên vai trò quan trọng của Sở hữu Trí tuệ trong việc thúc đẩy những khám phá mới. Việt Nam từ lâu đã thúc đẩy một hệ sinh thái đổi mới hiệu quả và khuyến khích các nhà lãnh đạo thế giới nhận ra vai trò quan trọng của hoạt động khám phá trong việc giúp đỡ các quốc gia và bệnh nhân. Điều này không hề ngạc nhiên khi xem xét sự tiến bộ đáng chú ý của Việt Nam trong những năm gần đây trong việc cải thiện bảo vệ sở hữu trí tuệ và thúc đẩy đổi mới trên các lĩnh vực chính của thị trường Việt Nam.

Chẳng hạn như trong năm 2017, Việt Nam đã tăng mười hai bậc trong Chỉ số Đổi mới Toàn cầu và năm 2018, Việt Nam tiếp tục thăng hạng một lần nữa, đứng vị trí thứ 45 thế giới trong số những nền kinh tế toàn cầu sáng tạo nhất. Sự gia tăng nhanh chóng của Việt Nam trong bảng xếp hạng đổi mới toàn cầu phần lớn là nhờ vào các chính sách mà các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đưa ra nhằm xây dựng môi trường bảo vệ đổi mới và hỗ trợ tiến bộ đổi mới một cách toàn diện. Vào năm 2017, chính phủ đã hợp tác với Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, đề ra Chiến lược Quốc gia về Sở hữu Trí tuệ, trong đó nêu chi tiết các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để thực thi quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn như là một công cụ của đổi mới dựa trên phát triển. Viện Nghiên cứu Sở hữu Trí tuệ Việt Nam thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (Ministry of Science and Technology, MOST) cũng đã phát triển các khóa đào tạo quản lý sở hữu trí tuệ nhằm giáo dục và nâng cao nhận thức về việc tạo, bảo vệ và quản lý quyền sở hữu trí tuệ. 

Vì chính phủ Việt Nam đang nỗ lực bảo vệ và tạo điều kiện cho sự đổi mới, Việt Nam có cơ hội lớn để triển khai nhiều hoạt động hơn nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và áp dụng các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ trên các diễn đàn quốc tế. Trên thực tế, các tuyên bố của Việt Nam trong các cuộc họp quốc tế gần đây cho thấy các nhà lãnh đạo của họ đã nhận thức được tầm quan trọng sống còn của nền kinh tế đổi mới mạnh mẽ của họ không chỉ đối với sự phát triển của chính quốc gia họ mà còn cho những cải tiến của sự tiến bộ toàn cầu:

  • Tại Hội nghị của các Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization, WIPO) năm 2018 diễn ra tại Geneva, Việt Nam đã bảo vệ sở hữu trí tuệ, trong đó đại diện của Việt Nam đã kêu gọi “tạo ra một môi trường thân thiện với sở hữu trí tuệ” và “phát triển cơ sở hạ tầng cho sở hữu trí tuệ, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức cộng đồng”.
  • Trong một Cuộc họp WIPO khác diễn ra trong năm 2018, Giám đốc Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cho biết: “Chính phủ Việt Nam đang quyết tâm thúc đẩy bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để biến sở hữu trí tuệ thành động lực thực sự cho tăng trưởng kinh tế xã hội”.
  • Quan điểm này được khẳng định trong một hội thảo về quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Đại diện của Cơ quan Giám sát Thị trường thuộc Bộ Công Thương tuyên bố rằng “việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước”.
     

Những tuyên bố này cho thấy Việt Nam cam kết mạnh mẽ trong việc bảo vệ sở hữu trí tuệ nhằm hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới; cam kết này không chỉ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội toàn cầu bền vững mà còn có ý nghĩa sống còn trong việc đảm bảo bệnh nhân trên toàn thế giới có thể tiếp cận các phương pháp điều trị hiện nay cũng như các phương thức chữa bệnh trong tương lai.

Khi Ban Chấp hành WHO xem xét cách cải thiện khả năng tiếp cận thuốc, Việt Nam có cơ hội bác bỏ ý kiến cho rằng làm suy yếu sở hữu trí tuệ sẽ có thể cải thiện quyền tiếp cận thuốc. Là một quốc gia nhanh chóng vươn lên dẫn đầu về đổi mới, Việt Nam có thể giúp WHO tập trung giải quyết các rào cản thực sự đối với việc tiếp cận, chẳng hạn như hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém và không được tài trợ, cơ sở hạ tầng và thuế/thuế quan chưa phát triển. Đặc biệt, Việt Nam cần lên tiếng rõ ràng tại cuộc họp Ban Chấp hành để truyền đạt những lo ngại về Lộ trình và đảm bảo rằng điều đó không khiến cho các hoạt động mở rộng của WHO làm suy yếu sở hữu trí tuệ trên toàn cầu.

Đã đến lúc chúng ta cần hành động. Các bệnh nhân trên khắp thế giới đang trông chờ Việt Nam và các thành viên Ban Chấp hành khác đưa ra các giải pháp chủ động và toàn diện nhằm giải quyết những trở ngại thực tế và phức tạp hướng tới một nền y tế thế giới tốt hơn.

Read More >